Các vùng chèo xưa Chèo

Tứ chiếng Chèo

Chiếng Chèo là những phường Chèo hoạt động trong một vùng văn hóa, địa lý nhất định. Phong trào hát Chèo xưa phân nôi vùng chèo châu thổ sông Hồng thành 4 chiếng Chèo Đông, Đoài, Nam, Bắc với kinh đô Thăng Long - Hà Nội ở vị trí trung tâm. Mỗi chiếng có những “ngón nghề” riêng, kỹ thuật riêng, khó lưu truyền và phát triển ra đến bên ngoài do sự khác nhau trong phong cách nghệ thuật dựa trên cơ sở dân ca, dân vũ địa phương, chỉ người trong chiếng mới diễn được với nhau. Nhưng có những nghệ nhân chèo tài năng, nhập vào chiếng nào cũng diễn được, diễn hay, được tôn là “nghệ nhân tứ chiếng”.[7]

Trong Tứ Chiếng Chèo thì Chiếng Chèo Nam thường là mạnh hơn cả vì là quê hương của nghệ thuật Chèo và còn tập trung các địa phương có thế mạnh về Chèo như Thái Bình, Ninh BìnhNam Định. Tiếp theo là Chiếng Chèo Đông, Chiếng Chèo xứ Đoài trước đây với trung tâm là vùng Hà Tây nay đã về Hà Nội. Xứ Bắc là quê hương của quan họ nên hoạt động Chèo thường yếu nhất và Bắc Ninh cũng là tỉnh duy nhất ở khu vực châu thổ sông Hồng hiện nay không có đoàn Chèo.

Các làng chèo cổ nổi tiếng

Niềm đam mê chèo của người dân Việt thể hiện trong các câu thơ sau:

Ăn no rồi lại nằm khoèoNghe giục trống chèo vỗ bụng đi xemChẳng thèm ăn chả ăn nemThèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo.

Thái Bình là tỉnh thuần khiết đặc trưng nền văn minh lúa nước đồng bằng sông Hồng. Thái Bình dần hội tụ và phát triển vốn truyền thống văn hoá dân gian. Nơi đây là một trong những cái nôi của những làn điệu hát chèo. Nhắc đến chèo Thái Bình, phải kể tới chèo làng Khuốc.[8] Đây là dòng chèo đặc trưng của địa phương:

Hỡi cô thắt dải lưng xanhCó xem chèo Khuốc với anh thì về

Làng Khuốc nay là xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, cùng với Hà Xá (Hưng Hà) và Sáo Diền (Vũ Thư) xưa kia là những chiếng chèo nổi tiếng của Thái Bình.[9] Những năm đầu thế kỷ thứ 19, có lúc trong làng có đến 15 gánh hát chèo. Chèo diễn quanh năm suốt tháng, không chỉ được biểu diễn ở trong làng mà gánh hát chèo còn đi đến các vùng miền khác biểu diễn phục vụ nhân dân. Trong tổng số 151 làn điệu và ca khúc chèo thì riêng các phường chèo Thái Bình đã chiếm 30 ca khúc và bốn kiểu hát nói. Trong số 155 nghệ sĩ chèo là người Thái Bình trong các đoàn chèo cả nước thì riêng làng Khuốc có 50 người.[10] Một số chiếu chèo ở Thái Bình khác như: CLB chèo Ô Mễ 2 (Vũ Thư).

Từ đầu thế kỷ 20, huyện Mỹ Lộc, Nam Định đã có 3 làng chèo khá nổi tiếng: làng Đặng, làng Quang Sán, làng Nhân Nhuế, xã Mỹ Thuận. Trong thơ của Nguyễn Bính có nhắc đến hội chèo làng Đặng

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng vơi đầyHội chèo làng Đặng đi ngang ngõMẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay

Vào thời kỳ nhà Nguyễn đầu thế kỷ XX, trên đất Đông Triều, Quảng Ninh đã có những phường chèo, đội chèo hoạt động khá bài bản như: Gánh hát chèo làng An Biên (xã Thuỷ An), gánh hát chèo làng Mỹ Cụ (xã Hưng Đạo), gánh hát chèo làng Quế Lạt (xã Hoàng Quế).[11] Các làng chèo cổ nổi tiếng khác như: Làng chèo Thiết Trụ (xã Bình Minh, Hưng Yên); Làng chèo Phúc Trì (Nam Thành, Ninh Bình).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chèo http://www.britannica.com/EBchecked/topic/256778 http://baohoabinh.com.vn/16/87390/Doc_dao_lan_dieu... http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=1440... http://nxbhanoi.com.vn/chi_tiet_tin/tabid/204/cate... http://sankhau.com.vn/news/lich-su-va-dac-diem-ngh... http://www.sankhauvietnam.com.vn/Story/vanhoa_truy... http://thuonghieucongluan.com.vn/nam-dinh-mot-tron... http://vannghenamdinh.com.vn/index.php/vi/news/San... http://congannghean.vn/van-hoa-giao-duc/201511/ve-... http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?...